BAN TRỊ SỰ GHPGVN TỈNH BẮC GIANG

kênh thông tin truyền thông PG tỉnh bắc giang

Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ-Nhà sư làm ruộng sống thanh bần nhưng trí tuệ uyên thâm

  • 22/07/2021
  • admin
  • 222 Views
Share:

ại lão Hòa thượng Đức Pháp chủ Giáo hội PGVN Thích Phổ Tuệ (Thế danh là Bùi Văn Quý) ở một ngôi chùa cổ nhỏ tại làng quê thanh bình. Khi Đức Pháp chủ răn dạy đệ tử, Phật tử, Ngài luôn lưu ý người xuất gia tu hành không được lạm dụng bát gạo, đồng tiền tín thí của thập phương.

Người đứng đầu Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ, năm nay đã 103 tuổi, ở chùa tu hành 96 năm, là bậc chân tu quảng bác, được các đệ tử, Phật tử kính nể, ngưỡng vọng, đã tiếp kiến, đàm đạo với nhiều vị lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước, trong đó có Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ, năm nay đã 103 tuổi, ở chùa tu hành 96 năm, là bậc chân tu quảng bác, được các đệ tử, Phật tử kính nể, ngưỡng vọng

Trăm năm xuất gia theo nghiệp là tu hành, nuôi thân chủ yếu bằng nghề làm ruộng

Mấy ai biết rằng một Đại lão Hòa thượng, Đức Pháp chủ đã suốt đời mình sống thanh bần lạc đạo, tụng kinh viết sách, tu tập dưới mái chùa làng khiêm tốn, thanh tịnh. Đó là chùa Ráng – Viên Minh tự (huyện Phú Xuyên, Hà Nội), nơi vị pháp sư nổi tiếng Nguyên Uẩn đã sáng lập năm 1900, là một trong ba trung tâm truyền dạy Phật giáo lớn nhất thời đó.

Đến năm 1961, người kế thừa pháp sư Nguyên Uẩn là Hòa thượng Thích Quảng Tốn viên tịch, Hoà thượng Thích Phổ Tuệ tiếp nối làm Trưởng sơn môn.

“Thưa Hòa thượng, khi đã được suy tôn làm Pháp chủ, tại sao Hòa thượng vẫn ở ngôi chùa nhỏ tại một làng quê yên bình này“, tôi hỏi.

Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ trả lời: “Tôi ở đây là để giữ gìn nghiệp tổ để lại. Gần trăm năm xuất gia tu hành, tôi cũng chưa từng đến nơi phồn hoa đô hội, chưa xuất ngoại lần nào, quen ở nơi vắng vẻ”.

Chưa từng ra nước ngoài, không thích nơi phồn hoa đô hội, nhưng Đức Pháp chủ lại tự học kinh Phật đến thông tuệ, góp công hoàn thành nhiều công trình nghiên cứu, dịch thuật Phật học lớn như Đại từ điển Phật học, Đại tạng kinh Việt Nam, Phật học là tuệ học…

Năm 1987, Đức Pháp chủ đương thời đã phái 3 vị cao tăng, trong đó có hòa thượng Thích Kim Cương Tử, đến vời hòa thượng Thích Phổ Tuệ giữ chức sắc của giáo hội và chủ trì hiệu đính Đại Tạng Kinh Điển.

Trò chuyện với Đức Pháp chủ, tôi chưa từng thấy ngài coi mình là người đứng trên các đệ tử, phật tử. “Tôi là người cao tuổi, xuất gia lâu năm nên được các chư tăng ủy thác vào ngôi Pháp chủ. Chứ Ngôi vị Pháp chủ theo nghĩa cứu cánh tuyệt đối thì chỉ có một vị có đầy đủ phúc đức, trí tuệ để gìn giữ, đó là Đức Thích Ca Mâu Ni”, Ngài nói.

Bao giờ ngài cũng nhận mình là một nhà sư làm ruộng, bởi gần như cả cuộc đời (cho đến lúc già yếu), ngài cùng các đệ tử tự cày ruộng, cấy lúa nuôi thân, chuyên tâm tu tập.

“Tôi sống đời hơn trăm tuổi, đã gần trăm năm xuất gia theo nghiệp là tu hành, nuôi thân chủ yếu bằng nghề làm ruộng, chưa từng dám lạm dụng một bát gạo, một đồng tiền của tín thí thập phương. Khi nào chư Phật, chư tổ cho gọi thì về thôi”, ngài tâm sự.

Không ít lần được nghe Pháp chủ răn dạy, tôi thấy lời ngài không trừu tượng cao xa, mà gần gũi dung dị, dễ hiểu, dễ thấm nhuần. Có lần, một phật tử có người nhà mới mất, hỏi ngài là khi an táng thì nên chôn theo những gì, Pháp chủ giải thích rằng khi con người về thế giới bên kia thì thân xác bị thối rữa, tại sao người ta lại đem tiền bạc, kinh sách quý chôn theo các xác thối rữa ấy? Không nên.

Các phật tử đến chùa Ráng – Viên Minh tự cũng được yêu cầu không cúng vàng mã, không đốt tiền vàng. Vì vậy, đây là một trong số ít cơ sở thờ tự Phật giáo không có khói lửa của hành vi đốt vàng mã.

Một lần khác, chúng tôi đến chùa Ráng, được gặp Đức Pháp chủ, có Phật tử đi cùng tôi đã quỳ xuống xin được Đức Pháp chủ xoa đầu để được may mắn.

Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ cười, xoa đầu Phật tử nhưng giải thích rằng: nhiều Phật tử đến đây xin tôi xoa đầu, tôi nói là xoa đầu không phải là ban thưởng, cũng không có nhiệm mầu, chỉ là chứng minh lòng thành các Phật tử đã đến đây, mong muốn tu tập theo con đường của Đức Phật.

Hình ảnh gắn bó giữa Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ và Hòa thượng Thích Trí Quảng

Phật tử khi tu tập hiểu được lời Phật dạy, sống và làm theo những lời khuyên dạy đó, từ bỏ được tham sân si trong thân tâm mình, khi đó Phật pháp mới linh diệu

Khi được suy tôn làm Pháp chủ, năm 2012, trước nghi lễ đón rước lớn, Ngài nói rằng đó là nghi lễ “ngoài sức tưởng tượng” của mình, và bày tỏ: “Chúng tôi đã làm được những gì trong cuộc đời tu hành của mình mà dám nhận cái phúc lớn đó? Phúc là phải do tu mà có. Phúc thì nên tích mà không nên tán. Phúc không tích thêm mà cứ lạm hưởng thì rồi cũng hết. Khi đó phúc trở thành họa”.

Một trong những mong muốn lớn nhất của ngài là làm sao biên soạn kinh Phật ra tiếng Việt thật dễ hiểu, dễ làm, để mọi Phật tử thấm nhuần mà thực hành trong cuộc sống.

Đức Pháp chủ luôn răn dạy đệ tử rằng: Người xuất gia phải có trách nhiệm hiểu giáo lý của đạo Phật. Phải hiểu giáo lý của Phật Tổ ra đời vì lẽ gì, để cho người ta có thể chuyên tâm phụng đạo, giữ gìn Phật pháp.

“Chúng ta xuất gia không phải để cầu an thân cho chính chúng ta, mà xuất gia để làm những điều Phật Tổ dạy chúng ta, làm những điều ích nước lợi dân, cứu khổ độ mê. Cho nên đi học phải nhớ thực hành”, ông nói.

Thế nên, khi bàn về cơ sở vật chất, Ngài chỉ nói ngắn gọn: “Chùa to, giảng đường đẹp, phòng ốc sang dù sao cũng chỉ là phương tiện. Còn linh hồn của nó là thầy và trò trong quan hệ tu tập và hành trì”.

Tiếc thay, không ít Phật tử mặc dù bước chân qua cổng chùa, cúi đầu trước Đức Phật, nhưng vẫn không hiểu được lẽ nhân duyên, nhân quả ở đời. Có những trường hợp mê tín mù quáng nên lễ bái quá nhiều, cung tiến xây chùa chiền phô trương đến chướng mắt, nhưng ngoài đời thì tâm không nghĩ lẽ hay, tay không làm việc thiện.

Rồi cũng có không ít người xuất gia tu hành nhưng vẫn bị vật chất níu kéo, cũng thích ngồi xe sang, xài điện thoại xịn, đón rước hoành tráng.

Khi trò chuyện với Đức Pháp chủ, tôi cảm nhận được một trong những mong muốn lớn nhất của ngài là làm sao biên soạn Kinh Phật ra tiếng Việt thật dễ hiểu, dễ làm, để mọi Phật tử thấm nhuần mà thực hành trong cuộc sống.

Nguồn: phatgiao.org.vn

bài viết liên quan

Bắc Giang: Hội nghị phổ biến chính sách pháp luật tín ngưỡng, tôn giáo cho chức nhà tu hành trên toàn tỉnh 17 Views

Bắc Giang: Hội nghị phổ biến chính sách pháp luật tín ngưỡng, tôn giáo cho chức nhà tu hành trên toàn tỉnh

07/09/2024

Sáng ngày 06/09/2024 (nhằm ngày 04/08 năm Giáp Thìn), tại trường Trung cấp Phật học - Chùa Đại Giáp, xã Đại Lâm, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang; BTS GHPGVN...

Bắc Giang: HVPGVN tại Hà Nội thăm và cúng dàng Trường hạ TCPH tỉnh 13 Views

Bắc Giang: HVPGVN tại Hà Nội thăm và cúng dàng Trường hạ TCPH tỉnh

27/08/2024

Sáng ngày 22/08/2024  ( nhằm ngày 19/07 năm Giáp Thìn ). Tại chùa Đại Giáp, xã Đại Lâm, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Trân trọng cung đón quý đoàn...

22 Views

BTS tỉnh thăm, chúc mừng Bí thư Tỉnh uỷ và chúc mừng kỷ niệm 69 năm ngày thành lập ngành Tôn giáo

03/08/2024

Sáng ngày 02/08/2024 (nhằm ngày 28/06 năm Giáp Thìn), chư tôn đức Tăng, Ni thường trực BTS GHPGVN tỉnh Bắc Giang tới thăm, tặng hoa chúc mừng Bí thư Tỉnh...

BTS GHPGVN tỉnh tổ chức lễ truy điệu, tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng 20 Views

BTS GHPGVN tỉnh tổ chức lễ truy điệu, tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

25/07/2024

Trong không khí xót thương, cả nước hướng về thủ đô Hà Nội nơi diễn ra tang lễ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo kiệt xuất...