BAN TRỊ SỰ GHPGVN TỈNH BẮC GIANG

kênh thông tin truyền thông PG tỉnh bắc giang

Mùa Vu lan đến, Phật tử chúng ta nên làm gì?

  • 08/08/2021
  • admin
  • 189 Views
Share:

Tháng 7 âm lịch về báo hiệu một mùa Vu lan đã đến, tháng mà những người con, người Phật tử thể hiện tinh thần hiếu đạo với tứ trọng ân. Mùng 1 tháng 7 như báo hiệu và nhắc nhở mỗi người con Phật hãy chăm làm việc thiện, báo hiếu trọng ân trong mùa Vu Lan này.

Ý nghĩa tháng 7 – mùa Vu lan

Tháng 7 âm lịch được gọi là tháng Vu Lan báo hiếu có nguồn gốc từ tích về ngài Mục Kiền Liên cứu mẹ. Đó cũng là thời điểm các vong nhân được xá tội, nên còn gọi là tháng Xá tội vong nhân. Đây đã trở thành dịp lễ quan trọng của người Việt nói chung và với những người Phật tử nói riêng bởi ý nghĩa sâu xa và trân quý.

Dựa theo kinh Vu lan với sự tích Tôn giả Mục Kiền Liên cứu mẹ, nhân ngày chúng Tăng mãn hạ Tự tứ, các Phật tử phát tâm cúng dường mười phương Tăng, hồi hướng công đức phước báo nguyện cầu âm siêu dương thái. Nhân dịp này, các Phật tử thường hay thiết lễ cúng kính ông bà cha mẹ đã quá vãng, đồng thời trải lòng bi mẫn sắm sanh lễ vật bố thí chư vị quỷ thần (người âm nói chung), thường gọi là thí thực cô hồn.

Như vậy, theo quan điểm của đạo Phật, mùa Vu lan Báo hiếu vào tháng Bảy âm lịch là “tháng báo hiếu”, bởi có ý nghĩa trọng tâm là giáo dục lòng hiếu thảo cho con người rất nhân văn và cao cả của đạo Phật đang có nguy cơ bị không ít người hiểu sai, bị dân gian hóa theo hướng cầu cúng ma quỷ, nhuốm màu tà kiến, mê tín. Dân gian ta gọi tháng 7 là tiết xá tội vong nhân, vì nhờ ơn của đức Phật mà tất cả các vong linh bị đoạ trong chốn khổ đau được tế bạt, siêu thoát.

Tháng 7 âm lịch về báo hiệu một mùa Vu lan đã đến.

Tháng 7 âm lịch về báo hiệu một mùa Vu lan đã đến.

Khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam, ông bà tổ tiên chúng ta kết hợp cùng với lễ đạo hiếu, mùa báo hiếu để báo hiếu cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Phật giáo quan niệm phải yêu thương tất cả mọi loài, kể cả những người không mồ không mả, chết không thờ tự hay còn gọi là cô hồn. Khi còn sống, ông bà, cha mẹ nếu “có tội” thì theo luật nhân quả khi xuống âm phủ cũng bị đoạ vào chốn khổ đau và cũng được gọi là những cô hồn. Nên khi cúng cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ bao giờ người ta cũng cúng cho cả những người đó, phần là để cúng cả tổ tiên, ông bà, cha mẹ, phần là để những cô hồn khác cùng được hưởng phước lộc.

Hơn nữa, theo quan điểm của nhà Phật thì tháng 7 là tháng đẹp nhất trong năm. Có quan niệm cho rằng tháng 7 – mùa Vu lan là mùa xuân của Phật giáo. Sau 3 tháng an cư, chư Tăng tịnh hóa thân tâm, quay trở về hội lực phụng hóa chúng sinh để làm đẹp cho đời. Theo kinh Phật thì đây là tháng mười phương chư Phật đều hoan hỉ. Thêm nữa, rằm tháng 7 còn là ngày Tết Trung Nguyên (Tết giữa năm). Vì vậy, không có cơ sở nào để nói rằng tháng 7 là không may mắn.

Và nếu là tháng xấu thì sao lại có xá tội vong nhân? Vong nhân còn được xá tội huống chi con người? Chúng ta nên nghĩ tháng 7 là dịp bỏ qua mọi oán hận cho nhau, để cuộc sống chỉ còn lại điều may mắn, tốt đẹp.

Mùa Vu lan đến, Phật tử nên làm gì?

Tháng 7 âm lịch – mùa Vu lan, Phật tử chúng ta không phải kiêng những điều như quan niệm dân gian vẫn đồn. Nhà Phật dạy con người không sát sinh vào ngày rằm, mồng một, không làm điều trái, sống có phúc đức. Nếu làm được như vậy, ai cũng được điều lành, điều tốt, tâm lý bình an. Những ngày xấu, ngày tốt là do quan niệm, chứ đạo Phật không dạy con người kiêng kị trong tháng Bảy. Đạo Phật khuyên rằng, ngày nào cũng là ngày tốt, tháng nào cũng là tháng tốt và không có ngày, tháng nào xấu. Ngày xấu hay ngày tốt đều do quan niệm mà ra. Trong mỗi người bao giờ cũng có những phước đức, nếu có tâm, tích phước thì ma quỷ cũng phải sợ. Thay vì những kiêng kị không có cơ sở, mọi người nên làm điều thiện, tích đức.

Noi gương hiếu hạnh của Mục Kiền Liên tôn giả, mỗi người Phật tử chúng ta nên dành tình cảm yêu thương cho gia đình, người thân. Dù ai đi xa cũng nên quay về tri ân, báo hiếu hai đấng sinh thành, bởi đó là những vị Phật tại gia. Sau đó, mỗi người hãy mở rộng tình thương để đền ơn những người đã mang lại điều tốt đẹp cho mình trong cuộc sống. Lối sống đẹp của Phật tử là biết làm ơn và đền ơn.

Tấm lòng của mỗi người hướng đến điều tốt đẹp là nghi lễ và món quà lớn nhất.

Tấm lòng của mỗi người hướng đến điều tốt đẹp là nghi lễ và món quà lớn nhất.

Ngày xưa, vào lễ Vu lan, con cháu thường lập đàn lễ lớn, dâng cơm canh, đốt vàng mã để tưởng nhớ, thể hiện đạo hiếu với tổ tiên, ông bà. Ngày nay, những nghi lễ ấy nên được đơn giản, không cần hình thức cầu kỳ. Bởi tấm lòng của mỗi người hướng đến điều tốt đẹp là nghi lễ và món quà lớn nhất. Chúng ta nên phổ biến rộng rãi những hành động đẹp mùa Vu lan như cài hoa hồng trên ngực áo, diễn giảng về công ơn cha mẹ để người trẻ thấm nhuần đạo hiếu.

Thiện  Minh

bài viết liên quan

Bắc Giang: Hội nghị phổ biến chính sách pháp luật tín ngưỡng, tôn giáo cho chức nhà tu hành trên toàn tỉnh 8 Views

Bắc Giang: Hội nghị phổ biến chính sách pháp luật tín ngưỡng, tôn giáo cho chức nhà tu hành trên toàn tỉnh

07/09/2024

Sáng ngày 06/09/2024 (nhằm ngày 04/08 năm Giáp Thìn), tại trường Trung cấp Phật học - Chùa Đại Giáp, xã Đại Lâm, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang; BTS GHPGVN...

Bắc Giang: HVPGVN tại Hà Nội thăm và cúng dàng Trường hạ TCPH tỉnh 4 Views

Bắc Giang: HVPGVN tại Hà Nội thăm và cúng dàng Trường hạ TCPH tỉnh

27/08/2024

Sáng ngày 22/08/2024  ( nhằm ngày 19/07 năm Giáp Thìn ). Tại chùa Đại Giáp, xã Đại Lâm, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Trân trọng cung đón quý đoàn...

14 Views

BTS tỉnh thăm, chúc mừng Bí thư Tỉnh uỷ và chúc mừng kỷ niệm 69 năm ngày thành lập ngành Tôn giáo

03/08/2024

Sáng ngày 02/08/2024 (nhằm ngày 28/06 năm Giáp Thìn), chư tôn đức Tăng, Ni thường trực BTS GHPGVN tỉnh Bắc Giang tới thăm, tặng hoa chúc mừng Bí thư Tỉnh...

BTS GHPGVN tỉnh tổ chức lễ truy điệu, tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng 11 Views

BTS GHPGVN tỉnh tổ chức lễ truy điệu, tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

25/07/2024

Trong không khí xót thương, cả nước hướng về thủ đô Hà Nội nơi diễn ra tang lễ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo kiệt xuất...