BAN TRỊ SỰ GHPGVN TỈNH BẮC GIANG

kênh thông tin truyền thông PG tỉnh bắc giang

Lễ giỗ Tổ và khai hội chùa Vĩnh Nghiêm năm Quý Mão – 2023

  • 03/03/2023
  • admin
  • 49 Views
Share:

Sáng 3/3/2023 (nhằm ngày 12/2/Quý Mão), Uỷ ban nhân dân huyện Yên Dũng phối kết hợp với Ban trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bắc giang tổ chức lễ giỗ tổ, khai hội đầu xuân năm Quý Mão – 2023 tại Tổ đình Vĩnh Nghiêm, nhằm thể hiện nhu cầu, tinh thần của người dân đối với Phật giáo, thể hiện được tinh thần” Đạo pháp đồng hành cùng dân tộc”.

Lễ giỗ tổ, Lễ hội mang lại nhiều giá trị văn hóa, lịch sử được lưu truyền qua nhiều thế hệ nên được coi là bảo tàng sống của văn hóa dân tộc. Qua đó, hướng con người về cội nguồn. Xét trên khía cạnh đó thì giỗ tổ, Lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm là một bản thể trong cái chung của văn hóa lễ hội Việt Nam, mang đậm dấu ấn bản địa. Bởi chẳng biết tự bao giờ, chùa Vĩnh Nghiêm đã trở thành điểm tựa tâm linh, điểm sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng thu hút đông đảo khách thập phương trong và ngoài nước quy về, để được hòa mình vào không khí lễ hội tâm linh bản sắc của chốn tổ đình Vĩnh Nghiêm:
” Ai qua Yên Tử Quỳnh Lâm.
Vĩnh Nghiêm chưa tới thiền tâm chưa đành”
Lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm được tổ chức hàng năm tại chùa Vĩnh Nghiêm (hay còn gọi là Lễ hội chùa La). Trước đây, lễ hội được tổ chức vào ngày 01-11 Âm lịch hằng năm, nhân dân trong vùng vẫn quen gọi đó là tiết lệ của chùa La – ngày nhập Niết Bàn của Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông.
Những năm gần đây, Lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm được tổ chức trong ba ngày từ ngày 12 đến ngày 14 tháng 02 âm lịch hàng năm cho hợp với thời tiết mùa xuân, lễ hội cũng là ngày giỗ của các vị trụ trì thuộc hàng tổ thứ hai như tổ Trần Như, tổ Thích Thanh Hanh…
Lễ giỗ tổ, lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm hay còn được gọi với cái tên khác là chùa La, mở ra được ba làng La tham gia với sự tổ chức bài bản và chặt chẽ. Ba làng La gồm La Thượng, La Trung và La Hạ. Cả ba làng đều thờ ba vị tam thánh tổ Trúc Lâm Yên Tử. Lễ vật gồm:
– La Thượng: chuẩn bị gạo nếp chục thổi xôi đóng oản, hoa quả hương đăng, trang trí cho kiệu của làng, cỗ La Thương sắp 5 tầng, trên cùng là phẩm oản lớn cao, tầng 4 là 4 phẩm oản, tầng 3 là 6 phẩm oản, tầng 2 là 8 phẩm oản, tầng 1 là 10 phẩm oản cấu trúc hình tháp.
– La Trung: Truyền thống làm bánh dầy, làng có 1 khu ruộng cấy tăng gia. Hàng năm giao cho Hội Người cao tuổi cấy lúa nếp, thổi xôi làm bánh dầy.
Giống gạo nếo này gọi là nếp trục vừa trắng vừa thơm, khi làm thành bánh có độ dẻo, màu trắng mịn màng hương thơm tinh khiết. Năm nào làng cũng kết 1 chiếc bánh dầy to bằng cái nia con, nặng 30-40kg, trang trí để vào bóng kính xinh đẹp, ngon lành, sắp lên kiệu rước.
– La Hạ: Chuẩn bị gạo nếp, đường đen xay giã chè lam, đáng bánh trang trí lên kiệu làng mình.
Trong ngày hội mở, mỗi làng tổ chức rước một kiệu lên chùa. Người điều hành toàn bộ cuộc rước của ba làng là cụ Chánh tổng cầm trịch. Thành phần tham gia cầm cờ, khiêng kiệu trong cuộc rước là các chàng trai thanh, gái lịch do các làng tuyển chọn. Họ là những thanh niên nam, nữ chưa vợ, chưa chồng, khỏe mạnh, ngoan ngoãn, là con cháu của những gia đình văn hoá trong làng. Những người này đều mặc áo nâu đỏ, đầu đội nón chóp, chân quấn xà cạp, thắt lưng màu vàng bó múi cạnh sườn, đầu chít khăn vàng bỏ múi. Việc cúng tổ do các sư đảm nhiệm cúng lễ.
Dưới sự điều hành của hòa thượng Thích Thiện Văn trụ trì tổ đình Vĩnh Nghiêm Bắc Giang và các cấp chính quyền địa phương, các cụ dân làng, nam, nữ phật tử xa gần ngồi tụng kinh niệm phật. Trước ngày mở hội, các cụ quan viên các làng họp bàn phân công cụ thể công việc diễn ra trong ba ngày.
Tới ngày lễ hội Ngày hội, cả ba làng tổ chức rước kiệu từ làng mình về chùa Vĩnh Nghiêm tế lễ theo quy định thì có ba lễ:
– Lễ Phật ở Tam bảo do làng La Thượng đảm nhiệm.
– Lễ Tam thánh Tổ Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: do đoàn của La trung đảm nhiệm.
– Lễ các vị lịch đại tổ sư kế thế trụ trì chốn tổ đình do đoàn của La Hạ đảm nhiệm.
Ông:  Hoàng Văn Thanh – Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang phát biểu khai mạc
Phát biểu lễ khai hội có Ông Hoàng Văn Thanh – Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng cho biết: Chùa Vĩnh Nghiêm là một trong những lễ hội lớn của khu vực, thể hiện tinh thần ảnh hưởng to lớn của Phật giáo trong đời sống xã hội; thông qua lễ giỗ tổ, lễ hội, còn thể hiện được đạo lý truyền thống, uống nước, nhớ nguồn của con người Việt Nam tưởng nhớ đến công lao 3 vị sư tổ đã có công khai sáng ra dòng Thiền phái Trúc Lâm, một dòng thiền mang đậm bản sắc Văn hóa con người Việt Nam và biết ơn công lao to lớn của các vị tiền nhân trong quá khứ trong việc đánh đuổi giặc ngoại xâm Nguyên – Mông, giữ yên bờ cõi đồng thời cho thấy sự đoàn kết, gắn bó cộng đồng làng xã của nhân dân khu vực Bắc Bộ và của dân tộc Việt Nam.
Sau đây là một số hình ảnh nghi nhận:
Ban TTTT PG tỉnh Bắc Giang

bài viết liên quan

Bắc Giang: Hội nghị phổ biến chính sách pháp luật tín ngưỡng, tôn giáo cho chức nhà tu hành trên toàn tỉnh 10 Views

Bắc Giang: Hội nghị phổ biến chính sách pháp luật tín ngưỡng, tôn giáo cho chức nhà tu hành trên toàn tỉnh

07/09/2024

Sáng ngày 06/09/2024 (nhằm ngày 04/08 năm Giáp Thìn), tại trường Trung cấp Phật học - Chùa Đại Giáp, xã Đại Lâm, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang; BTS GHPGVN...

Bắc Giang: HVPGVN tại Hà Nội thăm và cúng dàng Trường hạ TCPH tỉnh 6 Views

Bắc Giang: HVPGVN tại Hà Nội thăm và cúng dàng Trường hạ TCPH tỉnh

27/08/2024

Sáng ngày 22/08/2024  ( nhằm ngày 19/07 năm Giáp Thìn ). Tại chùa Đại Giáp, xã Đại Lâm, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Trân trọng cung đón quý đoàn...

16 Views

BTS tỉnh thăm, chúc mừng Bí thư Tỉnh uỷ và chúc mừng kỷ niệm 69 năm ngày thành lập ngành Tôn giáo

03/08/2024

Sáng ngày 02/08/2024 (nhằm ngày 28/06 năm Giáp Thìn), chư tôn đức Tăng, Ni thường trực BTS GHPGVN tỉnh Bắc Giang tới thăm, tặng hoa chúc mừng Bí thư Tỉnh...

BTS GHPGVN tỉnh tổ chức lễ truy điệu, tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng 13 Views

BTS GHPGVN tỉnh tổ chức lễ truy điệu, tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

25/07/2024

Trong không khí xót thương, cả nước hướng về thủ đô Hà Nội nơi diễn ra tang lễ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo kiệt xuất...